TIÊU CHUẨN CÁC DỤNG CỤ BAO BÌ ĐỰNG CHẤT THẢI Y TẾ
Căn cứ Nghị định số 49/2003/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức Bộ Y tế; Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 nĕm 2005; Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Điều trị, Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng Việt Nam, Vụ trưởng Vụ Pháp chế - Bộ Y tế Quy định
Điều 7. Mã màu sắc
1.Màu vàng đựng chất thải lây nhiễm.
2.Màu đen đựng chất thải hóa học nguy hại và chất thải phóng xạ.
3.Màu xanh đựng chất thải thông thường và các bình áp suất nhỏ.
4. Màu trắng đựng chất thải tái chế.
Điều 8. Túi đựng chất thải
1.Túi màu vàng và màu đen phải làm bằng nhựa PE hoặc PP, không dùng nhựa PVC.
2.Túi đựng chất thải y tế có thành dầy tối thiểu 0,1mm, kích thước túi phù hợp với lượng chất thải phát sinh, thể tích tối đa của túi là 0,1 m3.
3. Bên ngoài túi phải có đường kẻ ngang ở mức 3/4 túi và có dòng chữ “KHÔNG ĐƯỢC ĐỰNG QUÁ VẠCH NÀY”.
4. Các túi đựng chất thải phải tuân theo hệ thống màu quy định tại Điều 7của Quy chế này và sử dụng đúng mục đích.
Xem thêm các bài viết khác
Lựa chọn thùng rác sử dụng cho bệnh viện
Ở đâu bán thùng rác y tế đúng tiêu chuẩn
Điều 9. Dụng cụ đựng chất thải sắc nhọn
1.Dụng cụ đựng chất thải sắc nhọn phải phù hợp với phương pháp tiêu hủycuối cùng.
2.Hộp đựng chất thải sắc nhọn phải bảo đảm các tiêu chuẩn.
a.Thành và đáy cứng không bị xuyên thủng.
b. Có khả nĕng chống thấm.
c. Kích thước phù hợp.
d.Có nắp đóng mở dễ dàng.
đ. Miệng hộp đủ lớn để cho vật sắc nhọn vào mà không cần dùng lực đẩy.
e.Có dòng chữ “CHỈ ĐỰNG CHẤT THẢI SẮC NHỌN” và có vạch báo hiệu ở mức 3/4 hộp và có dòng chữ “KHÔNG ĐƯỢC ĐỰNG QUÁ VẠCH NÀY”.
g.Màu vàng.
h.Có quai hoặc kèm hệ thống cố định.
i.Khi di chuyển vật sắc nhọn bên trong không bị đổ ra ngoài.
3.Đối với các cơ sở y tế sử dụng máy hủy kim tiêm, máy cắt bơm kim tiêm, hộp đựng chất thải sắc nhọn phải được làm bằng kim loại hoặc nhựa cứng, có thể dùng lại và phải là một bộ phận trong thiết kế của máy hủy, cắt bơm kim.
4.Đối với hộp nhựa đựng chất thải sắc nhọn có thể tái sử dụng, trước khi tái sử dụng, hộp nhựa phải được vệ sinh, khử khuẩn theo quy trình khử khuẩn dụng cụ y tế. Hộp nhựa sau khi khử khuẩn để tái sử dụng phải còn đủ các tính năng ban đầu.
Điều 10. Thùng đựng chất thải
a.Phải làm bàng nhựa có tỷ trọng cao, thành dầy và cứng hoặc làm bằng kim loại có nắp đậy mở bằng đạp chân. Những thùng thu gom có dung tích từ 50 lít trở lên cần có bánh xe đẩy.
b.Thùng màu vàng để thu gom các túi, hộp chất thải màu vàng.
c.Thùng màu đen để thu gom các túi chất thải màu đen. Đối với chất thảiphóng xạ, thùng đựng phải làm bằng kim loại.
d.Thùng màu xanh để thu gom các túi chất thải màu xanh.
đ. Thùng màu trắng để thu gom các túi chất thải màu trắng.
c. Dung tích thùng tùy vào khối lượng chất thải phát sinh, từ 10 lít đến 250lít.
g. Bên ngoài thùng phải có vạch báo hiệu ở mức 3/4 thùng và ghi dòng chữ “KHÔNG ĐƯỢC ĐỰNG QUÁ VẠCH NÀY”.
Xem mộ số sản phẩm thùng rác sử dụng tại bệnh viện
Điều 11. Biểu tượng chỉ loại chất thải
Mặt ngoài túi, thùng đựng một số loại chất thải nguy hại và chất thải để tái chế phải có biểu tượng chỉ loại chất thải phù hợp (Phụ lục 3 ban hành kèm theo Quy chế này):
a.Túi, thùng màu vàng đựng chất thải lây nhiễm có biểu tượng nguy hại sinhhọc.
b.Túi, thùng màu đen đựng chất thải gây độc tế bào có biểu tượng chất gây độc tế bào kèm dòng chữ “CHẤT GÂY ĐỘC TẾ BÀO”.
c.Túi, thùng màu đen đựng chất thải phóng xạ có biểu tượng chất phóng xạ và có dòng chữ “CHẤT THẢI PHÓNG XẠ”.
d.Túi, thùng màu trắng đựng chất thải để tái chế có biểu tượng chất thải cóthể tái chế.