Phân loại rác thải y tế theo quy định của Bộ Y Tế
A. Các nhóm chất thải y tế
Căn cứ vào các đặc điểm lý học, hóa học, sinh học và tính chất nguy hại, chất thải trong các cơ sở y tế được phân thành 5 nhóm sau:
1.Chất thải lây nhiễm
2.Chất thải hóa học nguy hại
3.Chất thải phóng xạ
4.Bình chứa áp suất
5.Chất thải thông thường
B. Các loại chất thải y tế
1.Chất thải lây nhiễm:
a. Chất thải sắc nhọn (loại A): Là chất thải có thể gây ra các vết cắt hoặc chọc thủng, có thể nhiễm khuẩn, bao gồm: bơm kim tiêm, đầu sắc nhọn của dây truyền, lưỡi dao mổ, đinh mổ, cưa, các ống tiêm, mảnh thủy tinh vỡ và các vật sắc nhọn khác sử dụng trong các loại hoạt động y tế.
b. Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn (loại B): Là chất thải bị thấm máu, thấm dịch sinh học của cơ thể và các chất thải phát sinh từ buồng bệnh cách ly.
c. Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao (loại C): Là chất thải phát sinh trong các phòng xét nghiệm như: bệnh phẩm và dụng cụ đựng, dính bệnh phẩm.
d. Chất thải giải phẫu (loại D): Bao gồm các mô, cơ quan, bộ phận cơ thể người; rau thai, bào thai và xác động vật thí nghiệm.
2.Chất thải hóa học nguy hại:
a.Dược phẩm quá hạn, kém phẩm chất không còn khả nĕng sử dụng.
b.Chất hóa học nguy hại sử dụng trong y tế (Phụ lục 1 ban hành kèm theo Quy chế này).
c.Chất gây độc tế bào, gồm: vỏ các chai thuốc, lọ thuốc, các dụng cụ dính thuốc gây độc tế bào và các chất tiết từ người bệnh được điều trị bằng hóa trị liệu (Phụ lục 2 ban hành kèm theo Quy chế này).
d. Chất thải chứa kim loại nặng: thủy ngân (từ nhiệt kế, huyết áp kế thủy ngân bị vỡ, chất thải từ hoạt động nha khoa), cadimi (Cd) (từ pin, ắc quy), chì (từ tấm gỗ bọc chì hoặc vật liệu tráng chì sử dụng trong tia xạ từ các khoa chẩn đoán hình ảnh, xạ trị).
3. Chất thải phóng xạ
Chất thải phóng xạ: Gồm các chất thải phóng xạ rắn, lỏng và khí phát sinh từ các hoạt động chẩn đoán, điều trị, nghiên cứu và sản xuất.
Danh mục thuốc phóng xạ và hợp chất đánh dấu dùng trong chẩn đoán và điều trị ban hành kèm theo Quyết định số 33/2006/QĚ-BYT ngày 24 tháng 10 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
4. Bình chứa áp suất:Bao gồm bình đựng oxy, CO2, bình ga, bình khí dung. Các bình này dễ gây cháy, gây nổ khi thiêu đốt.
5.Chất thải thông thường:Chất thải thông thường là chất thải không chứa các yếu tố lây nhiễm, hóahọc nguy hại, phóng xạ, dễ cháy, nổ, bao gồm:
a.Chất thải sinh hoạt phát sinh từ các buồng bệnh (trừ các buồng bệnh cáchly).
b.Chất thải phát sinh từ các hoạt động chuyên môn y tế như các chai lọ thủy tinh, chai huyết thanh, các vật liệu nhựa, các loại bột bó trong gẫy xương kín. Những chất thải này không dính máu, dịch sinh học và các chất hóa học nguy hại.
c.Chất thải phát sinh từ các công việc hành chính: giấy, báo, tài liệu, vật liệu đóng gói, thùng các tông, túi nilon, túi đựng phim.
d.Chất thải ngoại cảnh: lá cây và rác từ các khu vực ngoại cảnh.